VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được thành lập theo Quyết định số 22/1998/QĐ-UB ngày 12/5/1998 của UBND tỉnh Bình Định (thuộc loại hình Bán công).

Trường được tiếp nhận từ cơ sở của Trường nội trú dân tộc huyện thầy Đinh Văn Ất được bổ nhiệm chính thức làm hiệu trưởng. Trường tọa lạc tại thi trấn Tăng Bạt Hổ với tổng diện tích hơn 8700m2.

Năm học 1998-1999, trường chỉ có 12 lớp  với  09 giáo viên đứng lớp.

Năm 2002, trong lúc trường còn gặp khó khăn thì thầy Đinh Văn Ất hiệu trưởng lại chuyển đi nơi khác.

Thầy Trần Thức – Phó hiệu trưởng được bổ nhiệm hiệu trưởng.

Trong giai đoạn này, trường gặp rất nhiều khó khăn  (vì kinh phí học phí thu từ học sinh bán công không đủ chi lương, chưa kể đến chi cho các hoạt động giáo dục khác).

Hoài Ân là huyện Trung du nên nguồn thu nhập của nhân dân địa phương chủ yếu là nông nghiệp kinh tế còn khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm khá cao. Đến năm 2012, được sự quan tâm của  UBND tỉnh, Sở GDĐT, UBND huyện đã chuyển loại hình trường từ Công lập tự chủ (bán công) sang loại hình trường Công lập để tạo điều kiện cho học sinh đi học. Mười bốn năm đầu, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm trải qua muôn vàng khó khăn, gian nan thử thách, song cũng không ngừng phát triển. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã và đang trưởng thành đi khắp mọi miền của đất nước, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều muốn nói ở đây nhờ có ngôi trường mà trình độ dân trí của cả vùng được nâng lên rõ rệt.

Nhà trường xin điểm qua vài nét xây dựng và trưởng thành gần 25 năm qua nhà trường đã đạt được:

Về cơ sở vật chất: Ban đầu  trường có 15 phòng học (10 phòng 2 tầng, 05 phòng cấp 4 đã xuống cấp; viên chức, người lao động  phải làm việc làm của dãy nhà nội trú của học sinh; kho chứa thiết bị, phòng ăn trở thành phòng họp.  Cho nên khi mới tiếp quản để làm trường học, thì hầu như cơ sở vật chất không có gì, nhưng lại bộn bề bao nỗi nhọc nhằn khó khăn để đáp ứng cho công việc giảng dạy, học tập của nhà trường.

Nhân sự ban đầu chỉ có  13 người: 1 Hiệu trưởng, 1 Phó Hiệu trưởng;  9 giáo viên, 1 kế toán, 01 văn thư-thủ quĩ; giáo viên cơ hữu của nhà trường thiếu nhiều, nên  phải thỉnh giảng  giáo viên từ trường THPT Hoài Ân, Trần Quang Diệu, Võ Giữ.

Trường không chỉ khó khăn về con người mà còn khó khăn cả về kinh phí. Thu học phí không đủ bù chi nên một số giáo viên chuyển đi nơi khác.

Mười bốn năm thăng trầm trường được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đạo, UBND huyện đã quan tâm và chuyển loại hình trường Công lập tự chủ  (bán công) sang loại hình trường công lập. Từ khi trường  được chuyển sang trường công lập thì mọi điều kiện của nhà trường được khởi sắc hơn. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và sự nỗ lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã bám trụ quyết tâm xây dựng nhà trường.

Về quy mô số lớp và học sinh

Hiện nay bộ mặt của nhà trường được khang trang, môi trường xanh – sạch – đẹp; có 14 phòng học, 2 phòng  dạy tin học; 3 phòng chức năng, trang thiết bị dạy học, các phương tiện hỗ trợ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Số lượng học sinh, các lớp ngày càng tăng, chất lượng dạy và học được nâng cao. Đội ngũ cán bộ, giáo viên từ 13 người ban đầu, nay đã tăng lên  39 người, 29 giáo viên trực tiếp đứng lớp đạt chuẩn 100%,  trong đó có 04 Thạc sĩ.

Đến nay đã có gần 600 học sinh biên chế làm 15 lớp. Số đông học sinh xuất thân thuộc gia đình thuần nông nên khó khăn về kinh tế. Nhưng  điều đáng quý là học sinh nơi đây  lễ phép kính trọng thầy cô và người lớn tuổi. Các em luôn có tinh thần vượt khó học tốt, mỗi năm đều có học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh và có năm có học sinh giỏi cấp Quốc gia. Đặc biệt năm học 2013-2014, trường có 02 học sinh đạt giải Nhì cấp Quốc gia Cuộc thi KHKT do Bộ GD&ĐT tổ chức và được tuyển thẳng vào Đại học ngành y khoa.

Chất lượng giáo dục: Với sự nỗ lực vươn lên của thầy và trò nhà trường tỷ lệ học sinh lên lớp sau khi kiểm tra lại đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm  ngang mặt mặt của tỉnh (năm học 2016-2017 tỷ lệ tốt nghiệp 100%). Thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hàng năm đạt khá cao.

Về cơ cấu và chất lượng đội ngũ:

Hiện nay,  trường có 39 VC-NLĐ. Cán bộ quản lý (02); giáo viên đứng lớp 29; nhân viên (08). Được biên chế làm 05 tổ chuyên môn và 01 Tổ Văn phòng.

Đội ngũ VC-NLĐ của trường tuy còn trẻ nhưng có tay nghề vững vàng, tận tâm, tận lực với học sinh, luôn yêu nghề. Những năm tháng trong quá khứ có nhiều khó khăn, tưởng chừng có người không vượt qua được, nhưng họ đã biết vượt lên trên hoàn cảnh của đời thường, với bao bề bộn lo toan trong cuộc sống, để miệt mài trên từng trang giáo án, quyết tâm đứng vững trên bục giảng, ai ai cũng chỉ vì một mục tiêu “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Sự cống hiến của đội ngũ thầy cô giáo đã được các cấp ghi nhận. Trường có 04 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; hàng năm VC-NLĐ đạt các danh hiệu thi đua. Nhiều thầy cô giáo không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay giáo viên, nhân viên của trường đều đạt trình độ chuẩn 100%  và trên chuẩn 04 giáo viên. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ bề dày kinh nghiệm để đảm đương nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đối với các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường:

  • Chi bộ luôn luôn đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. Số lượng đảng viên 27. Bí thư Chi bộ thầy Trần Đình Âu – Hiệu trưởng nhà trường;
  • Công đoàn nhiều năm liền đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất sắc. (Chủ tịch CĐCS thầy Đào Xuân Tiện);
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh liên tục đạt danh hiệu vững mạnh, hàng năm được huyện đoàn tặng giấy khen. (Bí thư Đoàn trường cô Bành Thị Vỹ Tuyết).

Công tác xã hội:

Trường không ngừng phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh và huy động tranh thủ với các tổ chức, cá nhân từ thiện, giàu lòng tâm huyết kêu gọi sự giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, và tặng thưởng cho những học sinh ưu tú, học sinh vượt khó vào dịp Khai giảng, tổng kết năm học, kịp thời động viên mọi phong trào hoạt động của thầy và trò.

Nhà trường không ngừng tăng cường phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đặc biệt là lực lượng công an xã, thị trấn, huyện để thắt chặt tay ba phối hợp tốt việc giáo dục học sinh, góp phần ổn định kỷ cương nền nếp của nhà trường, đầy lùi các hiện tượng tiêu cực từ xã hội xâm nhập học đường.

Với những nỗ lực cố gắng như vậy trong nhiều năm qua, nhà trường luôn đón nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.

Từ năm học 2016-2017 với chiến lược phát triển của nhà trường vươn lên để khẳng định mình, thầy Trần  Đinh Âu – Hiệu trưởng đã quan tâm sâu sát và có những đổi mới thiết thực như phủ xanh sân trường nhằm tiến đến trường đạt chuẩn quốc gia trong vài năm tới. Trường  chú trọng đến công tác trồng cây xanh và vệ sinh lớp học, hướng dẫn học sinh phân loại rác ngay trong lớp học. Việc làm tuy nhỏ nhưng lại tạo cảnh quang tốt cho ngôi trường, gây quỹ nhỏ cho lớp học.

Có được những thành quả như hôm nay là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không hề mệt mỏi của bao thế hệ thầy trò, đã và đang công tác, học tập dưới mái trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh đó nhà trường còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, động viên sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền mà trực tiếp là Sở GDĐT cũng như tấm lòng thành của Ban Đại diện cha mẹ học sinh, sự giúp đỡ của ban ngành các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, những cá nhân giàu lòng hảo tâm đã dành cho nhà trường.

Trên đây nhà trường chỉ điểm lại một chặng đường chuyển mình trong muôn vàng gian khổ, nhưng đầy tự hào mà nhà trường đã đi qua. Để khi nghĩ về mái trường, mỗi một chúng ta hôm nay và mai sau cũng đều phải biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Đồng thời quyết tâm khắc phục những gì còn hạn chế, không ngừng phấn đấu xây dựng trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm từng bước nâng lên ngang bằng với các trường trong địa bàn huyện, tỉnh.